TPP ẩn chứa nhiều nguy cơ cho môi trường

TPP ẩn chứa nhiều nguy cơ cho môi trường

CÁC BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN TRÊN MẠNG XÃ HỘI, INTERNET. CHÚNG TÔI KHÔNG CUNG CẤP CÁC THÔNG TIN NÀY.

Sau nhiều vòng đàm phán căng thẳng, vào tháng 10/2015, Việt Nam và 11 quốc gia khác công bố thoả thuận trong Hiệp định về quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Chương 26 của Hiệp ước chủ yếu liên quan đến thương mại mà đặt giới hạn về an ninh lương thực trong nước, y tế, môi trường và các chính sách, bao gồm cả các vấn đề môi trường được dành một chương riêng biệt quy định khác như cơ chế tham gia của xã hội dân sự, tham vấn cộng đồng và giải quyết tranh chấp. Tuy nhiên, TTP vẫn có thể tồn tại những rủi ro về môi trường mà các thỏa thuận trước đây cũng đã gặp phải.

Với TPP, các tập đoàn đa quốc gia Hoa Kỳ nhắm đến một loạt các ưu đãi dành cho các nhà đầu tư nước ngoài thông qua các “nhà đầu tư – nhà nước” ở nhiều nước. Cơ chế này cho phép các công ty nước ngoài có thể khiếu nại về vấn đề môi trường, sử dụng đất đai, y tế và các quy tắc và quy định của nước sở tại áp dụng cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước trước các tòa án quốc tế. Cơ chế này vô hình chúng giúp các tập đoàn và các nhà đầu tư nâng cao vai trò ngang hàng với chính phủ của mỗi nước tham gia TPP. Tổng công ty có thể né tránh tòa án quốc gia và kiện chính quyền yêu cầu bồi thường cho chính sách đối nội mà họ cho rằng sẽ làm giảm lợi nhuận dự kiến.

moi truong

Nếu các công ty thắng, thì người nộp thuế quốc gia thua thì rõ ràng sẽ phải bồi thường. Hơn 350 triệu $ là số tiền bồi thường mà công ty nhận được theo thể thức nhà đầu tư – nhà nước chỉ tính riêng với các hợp đồng dưới Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA). Nội dung vụ kiện bao gồm chính sách tài nguyên thiên nhiên, cấm các chất độc hại, cấp phép quy hoạch, tiêu chuẩn an toàn – sức khỏe, và nhiều nội dung khác. Chính phủ đã chi hơn 675 triệu cho các nhà đầu tư trong các vụ tranh chấp nhà đầu tư – nhà nước theo Hiệp định thương mại tự do Hoa Kỳ và các hiệp định đầu tư song phương (BIT), trong đó gần 70% liên quan đến tranh chấp trong các dự án khai thác khoáng sản, dầu, khí đốt và khoáng chất.

>>> van ban quy pham phap luat moi truong

Dưới đây là một số ví dụ về những rủi ro tiềm tàng đối với môi trường từ những đặc quyền của nhà đầu tư và việc thực thi cơ chế nhà đầu tư – nhà nước cũng đã được bao gồm trong TPP.

Thuộc sở hữu của người đàn ông giàu nhất ở Mỹ, Renco Group Inc Group đã đầu tư vào một lò luyện kim ở La Oroya, Peru – khu vực thộc top 10 khu vực ô nhiễm nhất thế giới. Các công ty sau đó đã từng bị kiện ra tòa án Mỹ vì đã khiến nhiều trẻ em ở La Oroya nhiễm độc chì nghiêm trọng. nồng độ SO2 ở La Oroya vượt quá tiêu chuẩn quốc tế, đã tăng gấp đôi trong những năm sau khi sáp nhập với Renco Group. Công ty con của Renco ở Peru đã hứa lắp đặt hệ thống xử lý lưu huỳnh trong năm 2007 trong một chương trình phục hồi môi trường. Nhưng mặc dù không tuân thủ nghĩa vụ hợp đồng, công ty vẫn đang xin phép chính phủ Peru tiếp tục chấp nhận 2 lần gia hạn đặc biệt để hoàn thành hệ thống.

Tuy nhiên, trong tháng 12 năm 2010, Ren co gửi đến Chính phủ Peru Renco thông báo về ý định khởi kiện cơ chế chủ đầu tư – nhà nước đối với Chính phủ Peru theo Hiệp định FTA giữa Mỹ và Peru, khẳng định Peru không chấp nhận gia hạn lần thứ 3 là đang vi phạm quyền đầu tư FTA, đồng thời yêu cầu Peru bồi thường $ 800,000,000.

Trong trường hợp Renco cho thấy các điểm đáng lo ngại trong tranh chấp nhà đầu tư – nhà nước. Thậm chí chỉ là một trường hợp của các vụ kiện đe dọa đôi khi cũng có thể tạo áp lực lên Chính phủ để nới lỏng chính sách sức khỏe môi trường. diễn biến gần đây cho thấy rằng các mối đe dọa như vậy là rất hiệu quả.

Kết quả sau 18 năm đấu tranh của người dân bản địa của Ecuador để buộc Chevron Corporation xử lý ô nhiễm độc hại khủng khiếp trên đảo Rhode và đồng cỏ của Amazon là một minh chứng cho nhóm các nhà đầu tư sử dụng tòa án quốc gia trong các hiệp định thương mại quốc tế để trốn tránh công lý. Sau 18 năm thua kiện tại các tòa án Hoa Kỳ và Ecuador, dùng nhiều chiến thuật trì hoãn không hổi kết thúc, Chevron bị chính phủ Ecuador yêu cầu bồi thường 18 tỷ $ để làm sạch môi trường và giải quyết thiệt hại.

Tuy nhiên, tập đoàn này đã sử dụng cơ hội trốn tránh cuối cùng bằng cách chuyển vụ kiện thông qua tòa án giải quyết tranh chấp “nhà đầu tư – nhà nước” đặc biệt (ad hoc) theo Hiệp định song phương Mỹ – Ecuador. Tòa án yêu cầu chính phủ của Ecuador can thiệp vào hệ thống tư pháp độc lập của đất nước tạm đình chỉ thi hành quyết định, mặc dù yêu cầu này là vượt quá quyền hạn. Một tòa án Ecuador đã từ chối yêu cầu của tòa án quốc tế, nhưng ban hội thẫm đặc biệt vẫn có thể ngăn chặn xử lý môi trường ở Ecuador bởi phán quyết của họ được công nhận ở các nước khác, trong khi sự hợp tác giữa các quốc gia là điều cần thiết để có được 18 tỷ từ Chevron vốn đã không còn là tài sản trong Ecuador.

Xem thêm: Xây dựng hệ thống phát triển điện mặt trời

CÁC BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN TRÊN MẠNG XÃ HỘI, INTERNET. CHÚNG TÔI KHÔNG CUNG CẤP CÁC THÔNG TIN NÀY.

Share this post