CÁC BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN TRÊN MẠNG XÃ HỘI, INTERNET. CHÚNG TÔI KHÔNG CUNG CẤP CÁC THÔNG TIN NÀY.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người mang đột biến gene hoặc là mắc hội chứng di truyền sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người bình thường. Bạn nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe để nhận biết sớm và chữa trị kịp thời nhé.
Ung thư vú đứng đầu trong số những bệnh ung thư thường gặp ở phụ nữ. Tổ chức ghi nhận ung thư thế giới Globocan 2020 cho biết hàng năm, thế giới ghi nhận 2,2 triệu (khoảng 11,7%) ca mắc ung thư vú, trong những số ấy, số ca tử vong là 684.996 (6,9%).
Tại Việt Nam, ung thư vú chiếm 25,8% nhóm bệnh ung thư ở nữ giới với hơn 21.555 ca mắc mới, 9.345 ca tử vong.
Theo PGS.TS Huỳnh Quang Khánh, Trưởng đơn vị Tuyến vú – Trung tâm Ung bướu, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), tất cả phụ nữ đã xác định hoặc nhiều nguy cơ mang đột biến gen BRCA1, BRCA2 cũng như mắc hội chứng di truyền (như hội chứng Cowden) được xếp vào nhóm nguy cơ cao mắc bệnh ung thư vú.
Ngoài ra, người đã xạ trị vào ngực do mắc bệnh lymphoma hoặc có mô vú đặc trên nhũ ảnh cũng thuộc nhóm nguy cơ cao.
Tiếp theo, nhóm nguy cơ trung bình gồm tất cả phụ nữ trên 40 tuổi và không thuộc nhóm nguy cơ cao.
Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, với nhóm nguy cơ cao, 25 tuổi được chọn làm mốc. Những người dưới 25 tuổi chỉ cần tự khám vú hàng tháng và khám lâm sàng mỗi năm/lần.
Trái lại, ngoài tự khám vú hàng tháng, người từ 25 tuổi trở lên cần khám lâm sàng 6 tháng đến một năm/lần và chụp nhũ ảnh một năm/lần.
Đối với nhóm không phải đối tượng nguy cơ cao, 40 tuổi được chọn làm mốc. Những người dưới 40 tuổi (trong khoảng 20-40 tuổi) chỉ cần tự khám vú hàng tháng, khám lâm sàng một đến 3 năm/lần.
Trong khi đó, người từ 40 tuổi trở lên cần tự khám vú mỗi tháng, khám lâm sàng và chụp nhũ ảnh mỗi năm/lần.
Theo: Ai có nguy cơ cao mắc ung thư vú?
CÁC BÀI VIẾT TRÊN WEBSITE ĐƯỢC TỔNG HỢP TỪ NHIỀU NGUỒN TRÊN MẠNG XÃ HỘI, INTERNET. CHÚNG TÔI KHÔNG CUNG CẤP CÁC THÔNG TIN NÀY.